10 SỰ CỐ THƯỜNG GẶP NHẤT TRÊN BÌNH NÓNG LẠNH

15/01/2019 3130
1.Bình nóng lạnh không nóng - Nguyên nhân: Đa phần là do thanh đốt nóng bị hỏng (thanh biến trở). - Cách khắc phục: Thay thanh đốt nóng mới cho bình nóng lạnh, bạn liên hệ trung tâm bảo hành của hãng hoặc các trung tâm sửa chữa uy tín để thay thế.

1.Bình nóng lạnh không nóng
- Nguyên nhân: Đa phần là do thanh đốt nóng bị hỏng (thanh biến trở).
- Cách khắc phục: Thay thanh đốt nóng mới cho bình nóng lạnh, bạn liên hệ trung tâm bảo hành của hãng hoặc các trung tâm sửa chữa uy tín để thay thế.

2.Bình nóng lạnh lạnh bị chạm điện
- Nếu là bình nóng lạnh mới thì nguyên nhân chính là do không được lắp đúng cách, còn khi bình nóng lạnh đã sử dụng lâu ngày mới có hiện tượng chạm điện thì có một số nguyên nhân thường gặp:
- Lớp cách điện của thanh điện trở bị ăn mòn gây rò điện ra nguồn nước.
- Rò rỉ nguồn điện do va chạm, kéo dây điện quá căng, chuột cắn dây.
- Máy bị rỉ nước vào nguồn điện.
- Hỏng bo mạch chính do sử dụng máy lâu ngày hoặc lỗi của nhà sản xuất.
- Cách khắc phục: Bạn nên lắp ngay CB chống giật và nối đất bình nóng lạnh ngay nếu chưa lắp, sau đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chạm điện để khắc phục và sửa chữa.

3. Bình nóng lạnh không vô nguồn
- Nguyên nhân: Bình không vô nguồn có thể là do bạn không cắm phích điện, phích cắm bị lỏng, máy bị hư bo mạch chính, cháy tụ, hỏng linh kiện trên bo mạch.
- Cách khắc phục: Kiểm tra điểm đầu điểm cuối của đường dây cung cấp điện cho bình nóng lạnh bằng đồng hồ đo điện, kiểm tra CB, phích cắm, công tắc… đảm bảo phích cắm đã cắm chắc chắn vào ổ điện, đường dây dẫn tốt, máy sẽ vô điện, hoạt động trở lại bình thường.
Còn nếu máy đã bị hư bo mạch chính, cháy tụ, hỏng linh kiện trên bo mạch, bạn cần gọi cho kỹ thuật viên chuyên về sửa bình nóng lạnh đến kiểm tra khắc phục.

4.Thanh nhiệt bị đóng cặn
- Nguyên nhân: Thanh điện trở sử dụng lâu sẽ có hiện tượng không làm nóng nước, nhiệt độ thanh nhiệt càng phải tăng cao càng làm cát thạch anh bên trong giãn nở gây nở, gây nứt vỡ lớp cặn bám, qua đó đồng thời làm nứt vỏ cách điện của thanh điện trở và rò điện ra nước.
Ngoài ra, nguyên nhân khác có thể là do lớp cách điện của vỏ thanh điện trở bị ăn mòn gây rò điện ra nguồn nước.
- Cách khắc phục: Liên hệ đến trung tâm bảo hành hoặc thợ sửa chữa bình nóng lạnh chuyên nghiệp để họ kiểm tra thanh nhiệt và khắc phục.

5.Bình nóng lạnh rò điện
- Nguyên nhân: Đầu tiên là do vật liệu cách điện của dây mayso bị hỏng hóc. Nguyên nhân tiếp theo là do gioang cao su cách điện nối giữa dây mayso, sử dụng lâu ngày gioang sẽ cũ, cao su của gioang thoái hóa, nước trong bình sẽ bị rò nước ra vỏ bình dẫn đến bị chập điện.
Những chỗ nứt trên gioăng cao su sẽ gây ra hiện tượng thấm nước, từ đó dẫn điện ra bên ngoài. Bộ phận quan trọng này cũng rất dễ hỏng và mất chức năng cách điện trong trường hợp mất nước, trong bình không chứa nước, nhưng dây mayso vẫn hoạt động, sinh nhiệt và đốt cháy gioăng.
Hiện nay, một số loại bình nước nóng hiện đại đã sử dụng bộ rờ le kép gồm: Rờ le để đo nhiệt độ nước và tự động bật/tắt điện khi rờ le bị hỏng hoặc khi nước nóng quá mức cho phép.
- Cách khắc phục: Tắt bình nóng lạnh, liên hệ với thợ sửa chữa bình nóng lạnh để họ đến kiểm tra, xử lý đúng cách.

6.Bình nước nóng bị rỉ nước
Nguyên nhân: Bình nước nóng bị rỉ nước, hiện tượng này thường xuất hiện ở các bình nóng lạnh được sử dụng trên 2 năm và không bảo dưỡng định kỳ. Hoặc bên trong bình nước nóng có thanh magie, tác dụng của thanh này là để chống ăn mòn thành bình, qua một thời gian sử dụng, thanh magie bị ăn mòn hết và ăn mòn sang thành bình, gây rỉ nước.
- Cách khắc phục: Liên hệ với trung tâm bảo hành để kỹ thuật viên giúp bạn bảo dưỡng máy, trường hợp nếu phát hiện thanh magie bị mòn gần hết và họ sẽ thay thanh mới cho máy bạn.

7.Quá tải do để bình hoạt động 24/24
- Nguyên nhân: Bình nóng lạnh có bộ phận rơle điều chỉnh nhiệt độ nước, có tác dụng tự ngắt khi nhiệt độ đủ cao và ngược lại sẽ đóng điện cho thanh đun nếu nhiệt độ quá thấp. Hầu như chúng ta đều cắm điện 24/24 để duy trì sử dụng. Điều này làm cho thanh đun hoạt động liên tục gây quá tải và hỏng hóc, ngoài ra cũng làm hao phí điện năng tiêu thụ.
- Cách khắc phục: Tắt bình nóng lạnh khi không sử dụng để tăng độ bền cho bình, tiết kiệm điện, đảm bảo an toàn cho gia đình.

8.Bình nóng lạnh phát ra tiếng ồn khi hoạt động
Bình nóng lạnh sử dụng lâu ngày có thể bị cặn bám xung quanh, dưới đáy hoặc các thiết bị bên trong là nguyên nhân phát ra tiếng ồn.
- Cách khắc phục: Nếu bạn có kỹ năng thì chỉ cần sục rửa bình cẩn thận và cọ sạch lớp cặn trên thanh dốt và ống dẫn thì tiếng ồn sẽ giảm hẳn. Nếu không biết cách rửa bình, hãy gọi điện cho thợ sửa chữa. 

9.Đường ống bị rò rỉ
- Nguyên nhân: Các van xả và đường ống của bình nóng lạnh có thể bị rò rỉ qua thời gian, do ảnh hưởng của nhiệt độ cao và áp suất. Nguyên nhân thứ hai là do bình chứa có thể bị gỉ sét, sinh ra lỗ hổng gây rò rỉ.
- Cách khắc phục: Nếu là nguyên nhân đầu tiên, bạn cần điều chỉnh lại nhiệt độ tắm phù hợp để tránh ảnh hưởng đến hệ thống này. Còn nguyên nhân thứ hai thì bạn thay mới bình chứa là giải pháp tốt nhất.

10.Vòi sen không chảy đều
- Nguyên nhân: Đầu tiên có thể là do nguồn nước yếu và sử dụng chung nhiều phòng trong gia đình, nên lúc cao điểm mọi người cùng sử dụng thì nước sẽ yếu và ngược lại.
Vòi sen không chảy đều khi sử dụng bình nóng lạnh cũng có thể là do vòi bị kẹt vì cặn bẩn trong nước. Điểm dễ nhận ra nhất là lỗ vòi bám bẩn có màu nghệ.
- Cách khắc phục: Nếu nguyên nhân là do nguồn nước yếu, bạn có thể khắc phục bằng cách lắp thêm bơm trợ lực nếu bình nóng lạnh chưa có. Nếu do vòi sen bị bẩn thì bạn mở đầu vòi sen ra, lau sạch sẽ phía bên trong, lắp lại và sử dụng bình thường. Hoặc bạn có thể ngâm vòi sen trong giấm ăn suốt 1 đêm, các cặn bã sẽ biến mất.

Tag:

Đối tác

Gọi ngay